Thay chip nam bằng đèn tự chế

Chào anh em !

Đối với những anh em mới vào nghề, việc sở hữu máy đóng chip giá từ 20 – 100 triệu là 1 điều rất khó. Vậy giải pháp nào rẻ mà hiệu quả. Hôm nay mình xin hướng dẫn anh em cách thay chip nam bằng đèn tự chế với giá chỉ  khoảng 400K. Anh em chuẩn bị :

  • Các dụng cụ làm chân chip nam mình đã đề cập : lưới làm chân chip, mỡ hàn, chì bi…
  • Đèn hồng ngoại mua ở cửa hàng bán thiết bị y tế, thường dùng để chữa đau khớp, đau xương cho người già giá khoảng 350K ( thời điểm viết bài ).
  • Bộ khung ( giá đỡ ) : Dùng để gác mainboard lên, anh em ra mấy tiệm sắt nói người ta hàn cho, mất khoảng 50k.

Với cách thay chip nam bằng đèn hồng ngoại tự chế này vừa rẻ tiền, không làm chết chip. Mình làm đa số chưa thấy con nào chết. Và nên khoảng 4 tháng thay bóng 1 lần ( chỉ mua bóng thôi, bóng xài lâu này không được nóng như ban đầu ) mua bóng khoảng 80k. Anh em chiêm ngưỡng cái máy đóng chip nam tự chế của mình.

may dong chip nam tu che
Đèn hồng ngoại để thay chip nam

Các bước thực hiện để thay chip nam bằng đèn hồng ngoại:

  1. Tháo chip nam bị chết ra khỏi mainboard bằng cách dùng đèn hồng ngoại, cho mỡ hàn vào bụng chip và  bật đèn đợi khoảng 2 phút, sau đó dùng nhíp lắc nhẹ thấy chip di chuyển là lấy ra. Chú ý phải lắc nhẹ 4 góc thấy được mới gắp ra, không sẽ làm mất chân trên main, ở đây mình đang làm trên main gigabyte GA-G31M-S2L dùng chip GB. Lúc tháo chip nam ra thì cần tháo pin cmos ra, tháo mấy con tụ gần chip nam, mở nắp socket, miếng tản nhiệt chip bắc để tránh bị nổ và bị hở chân socket hoặc chân chip bắc do nhiệt.
  2. Lấy hết chì trên mainboard ra, cho mỡ hàn và dây rút chì để làm sạch phần chì trên main, có thể dùng mỏ hàn dao để lấy cho nhanh. Sau khi làm sạch thì anh em dùng xăng thơm lau cho sạch.

    thao chip cau nam bang den tu che
    Chip cầu nam sau khi dùng đèn lấy ra khỏi mainboard
  3. Mainboard sau khi làm sạch chì và được vệ sinh bằng axeton thi anh em tiến hành cho main lên cái giá của đèn hồng ngoại (từ đỉnh đèn hồng ngoại đến main khoảng 1,5 – 2cm) rồi cho 1 ít mỡ hàn chipset lên và thoa cho đều. Dùng chip nam đã làm chân, tham khảo : làm chân chip nam cho lên main nhớ chỉnh cho đúng hướng ( dấu mũi tên màu trắng có chữ A là chân số 1 ). Sau khi cố định chip xong thì anh em bật đèn lên mức cao nhất ( vạch số 5 ) để đóng chip nam. Khoảng 1 phút thấy chip bắc đầu sụp xuống, mỡ hàn chảy ra 4 cạnh của chip nam là chip đã dính vào main rồi đó. Anh em dùng cái gắp rồi lắc nhẹ 4 góc của chip nam .Nhớ lắc nhẹ, lắc mạnh quá làm bi dính vào nhau, làm lại mất thời gian. Sau khi lắc được 4 góc của chip thì tắt đèn, dùng quạt thổi vào làm cho chip mát sau đó dùng xăng thơm rửa sạch và cắm nguồn test thử xem máy lên chưa, có nhận usb và ổ cứng không ( thay chip nam không chuẩn làm không nhận usb, hdd ).
gắn chip nam vào main
Cho mainboard lên giá đỡ và bật đèn ở mức cao nhất

Với thiết bị tự chế từ đèn hồng ngoại  và giá đỡ thì anh em có thể dùng để thay chip, hấp lại chip, có thể lắc được chip trên card màn hình ( nhưng tùy card thôi). Mình đã có sử dụng qua bếp hấp chip  KADA 853A, nhưng thấy không hiệu quả bằng đèn hồng ngoại này, anh em có thể mua thêm cái giá đỡ đầu khò để phía trên chíp giúp cho việc tháo chip nhanh va hiệu quả hơn. Chúc vui vẻ.

5/5 - (14 votes)

  • Article By :
    Thích chia sẻ tất cả những gì mình biết.

Random Posts

12 thoughts on “Thay chip nam bằng đèn tự chế

  1. Anh cho hỏi cái đền tự chế này có làm đươc chíp Bắc không ạ?

    1. Cái này phải làm quen tay mới được bạn ah. Để làm chip Bắc cần phải mua thêm đầu khò chip Bắc, miếng đồng để trên chip bắc. Và kết hợp đèn dưới, đầu khò trên là làm được.

  2. Anh ơi cho em hỏi chút ạ. Em đang muốn mua một máy đóng chipset để làm nhưng
    ở quê thì ít việc liên quan đến chipset quá. Theo kinh nghiệm của anh thì e nên đầu tư cái máy
    KADA 853A (giá thành chấp nhận được với cửa hàng ở quê) hay là chế đèn hồng
    ngoại (giá rẻ), loại nào dùng khả quan hơn ạ (dễ thao tác, sét nhiệt, khả năng chết chipset thấp,…).
    Em đang phân vân vì thấy ít người dùng 2 loại máy này dù giá thành rẻ, em chỉ muốn hỏi thế
    thôi còn về kinh nghiệm làm việc chắc là phải tự làm và tự cảm nhận.

    1. Theo cách làm lâu nay của mình thì thấy cái đèn ok hơn ( ngay cả người bán KADA cũng nói thế ). Nhưng xài cái đèn hồng ngoại thì 3 – 5 tháng phải thay mới vì nó không nóng như ban đầu nữa. Còn cái KADA nếu làm lâu, có kinh nghiệm thì đóng VGA laptop rất tốt

  3. Cảm ơn admin nhiều, cho mình hỏi thêm chút là khi dùng đèn này khò chip ra và đóng chip vào. Nhiệt độ máy khò ta nên để bao nhiêu là hợp lý.

    1. Bạn cứ vặn max là được, mình không xài đo nhiệt độ nên không để ý. Thường nhiệt độ khoảng 350

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*