Công dụng đồng hồ VOM

Đồng hồ VOM là thiết bị không thể thiếu đối với dân sửa phần cứng nói riêng và điện tử nói chung. Để hỗ trợ anh em mới vào nghề biết cách đo đạc cũng như sử dụng đồng hồ. Bài viết công dụng đồng hồ VOM và hướng dẫn sử dụng sẽ giúp anh em phần nào.

Đồng hồ VOM có nhiều loại giá từ 100k – 1 triệu. Những loại đồng hồ mắc tiền có nhiều chức năng hơn như đo tần số, kiểm tra Mosfet….Vì chưa có điều kiện sử dụng nên bài viết mình chỉ đề cập đến đồng hồ kim loại này chỉ có giá khoảng 120k.

1. Hình dáng

_Đồng hồ VOM sử dụng 2 cục pin tiểu 1,5v và 1 cục pin lớn 9v. Gồm có kim, mặt kính hiển thị, núm chỉnh về 0, chỉnh thang đo, 2 sợi dây đo màu đen và đỏ.

_ Các ký hiệu trên VOM

  • Ω : Ohm ( ôm ) : đơn vị của điện trở.
  • V : Volt ( vôn)  : đơn vị của điện áp.
  • A : Ampe : đơn vị của dòng điện.
  • DC : Dùng để đo điện áp 1 chiều.
  • AC : Đo điện áp xoay chiều.
  • DCV : điện áp 1 chiều.
  • ACV : điện áp xoay chiều.

Đồng hồ VOM có hai thông số chính sau đây :

  • Giai đo : Trên VOM có 4 giai đo gồm Ω, ACV, DCV, Ampe.
  • Thang đo : Trong giai đo có nhiều thang đo. Ví dụ : Giai đo DCV ( vôn ) gồm các thang đo : 0.5V, 2.5V, 10V, 50V…Khi đo ta nên chỉnh thang đo cho phù hợp để thông số chính xác hơn. Nếu đo nguồn 3,3V thì ta chỉnh thang đo cao hơn và gần nhất đó là thang 10V.
Công dụng đồng hồ VOM
Đồng hồ VOM

2. Công dụng đồng hồ VOM.

Đồng hồ VOM gồm có các công dụng chính sau đây :

  • Đo điện áp một chiều và xoay chiều.
  • Đo thông mạch để biết mạch có nối với nhau không. Kiểu như đo 1 sợi dây điện xem nó có đứt hay không. Chỉnh đồng hồ về thang X1 ôm. Nếu đồng hồ về 0 là thông mạch còn không về 0 là dây bị đứt.
  • Đo chỉ số của điện trở.
  • Kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện.
  • Đo cường độ dòng điện, chức năng này cũng ít sử dụng.

3. Cách đo bằng đồng hồ VOM.

+ Đo điện áp :

Đo điện áp 1 chiều DCV

  • Chuyển núm vặn về giai đo DCV đạt ở thang đo thích hợp với giá trị cần kiểm tra.
  • Que màu đỏ kẹp vào cực (+) của vật cần đo.
  • Que màu đen kẹp vào cực (-) của vật cần đo.
  • Đọc kết quả đo trên cung hiển thị  DCV phù hơp với thang đo. Ví dụ đang đo điện áp 10v thì ta chỉnh thang về 10v sau đó đọc kết quả cung hiển thị DCV 10V.
  • Lưu ý : Khi đo phải xác định đúng cực âm và dương.

Đo điện áp xoay chiều ACV

  • Chuyển núm vặn về giai đo ACV đặt ở thang đo 250 ACV kẹp 2 que đo vào 2 đầu cần đo.
  • Đọc kết quả đo trên khung hiển thị giá trị đo ACV.
  • Lưu ý quan trọng : Điện áp AC rất nguy hiểm nên khi đo cần chú ý đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay dòng điện đo vào điện áp xoay chiều. Nếu để nhầm sẽ hỏng, cháy điện trở trong đồng hồ.

+ Đo điện trở 

  • Chỉnh thang X1 ôm và chập que đỏ, đen với nhau. Sau đó vặn nút hiệu chỉnh về đúng vị trí số 0 để đo chính xác hơn.
  • Chỉnh thang đo Ôm phù hợp với điện trở cần đo : gồm các thang X1, X10, X1 Kohm và 10 Kohm.
  • Đặt que đỏ và que đen vào vị trí điện trở cần đo. Sau đó nhìn giá trị trên cung hiển thị Ω đối với thang X1 ôm. Đối với các thang khác cần phải  lấy giá trị hiển thị trên cung X ( nhân ) với thang đo. Ví dụ ta chỉnh đồng hồ ở thang X10 ôm và chỉ số đọc trên cung hiển thị là 15 thì giá trị điện trở là = 15 x 10 = 150 Ôm.
  • Nếu lúc đo kim chỉ nhích lên 1 ít hoặc nhích gần hết kim thì chúng ta cần phải chỉnh lại thang đo phù hợp để phép đo chính xác hơn.

+ Đo sự phóng nạp của tụ điện : Tụ hóa và tụ gốm

Đo tụ hóa : Tụ hóa là những tụ lớn có rất nhiều trên mainboard và phân cực + và – . Tụ hóa ít khi bị chập, dò mà đa số là khô tụ nên phóng nạp không tốt. Để đo phóng nạp của tụ hóa anh em làm theo các bước sau.

  • Tháo tụ muốn đo ra khỏi mainboard, đồng thời dùng 1 tụ mới có cùng thông số điện áp và điện dung để so sánh.
  • Chỉnh đồng hồ về thang X1 hoặc X10. Tiến hành đặt que đen vào cực -, que đỏ vào cực -, đọc thông số. Sau đó đảo chiều que đo và đọc thông số.
  • Tương tự với cách đo trên với tụ mới, và tiến hành so sánh.
  • Nếu đo 2 tụ thấy kim đồng hồ lên ngang nhau và trở về thì còn tốt. Ngược lại tụ cũ có kim lên thấp hơn tụ mới là bị khô.

Đo tụ gốm : Tụ gốm là những tụ nhỏ ( tụ dán ) và không phân cực. Tụ gốm thường bị chập, bị dò.

  • Tháo tụ nghi ngờ ra khỏi mainboard. Chỉnh đồng hồ về thang X1K hoặc X10K. Đặt que đỏ và que đen lần lược vào 2 đầu của tụ, đọc chỉ số hiển thị và đảo chiều que đo.
  • Nếu kim đồng hồ lên rồi xuống vị trí ban đầu là tụ con tốt. Nếu kim lên nhưng không trở về vị trí cũ là tụ bị dò. Nếu kim lên 0Ω và không về là bị chập.

Ngoài ra còn có chức năng đo cường độ dòng điện, do ít sử dụng nên mình không đề cập. Đó là những chức năng của đồng hồ VOM. Chúc anh em thành công.

5/5 - (16 votes)

  • Article By :
    Thích chia sẻ tất cả những gì mình biết.

Random Posts

One thought on “Công dụng đồng hồ VOM

  1. Pin 9 volt có tác dụng gì. Sao gỡ nó ra đồng hồ vẫn đo bình thường. Cám ơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*