Trên mainboard PC có rất nhiều đèn mosfet dùng để làm mạch điều khiển nguồn cho CPU, chipset, nguồn ram. Khi mosfet bị chết sẽ làm mất điện áp của mạch, thậm chí nặng hơn làm cho mainboard không kích được nguồn, hoặc kích nguồn quạt quay vài vòng rồi tắt.
Giới thiệu sơ qua về mosfet
Mosfet là transitor trường hoạt động dựa trên hiệu ứng từ trường để tao ra dòng điện. Chúng được tạo ra từ các chất bán dẫn N-P-N đối vời mosfet ngược và P-N-P dành cho mosfet thuận.
- Mosfet thuận : Khi ta đặt que đen ở D, que đỏ ở S đồng hồ kim X1 ôm lên gần hết kim.
- Mosfet ngược được dùng trên mainboard PC : Khi đặt que đỏ ở D, que đen ở S thì đồng hồ sẽ lên.
Mosfet được cấu tạo bởi 3 cực :
- Cực cổng (Gate) : cực G.
- Cực nền (Drain) : cực D.
- Cực nguồn (Source) : cực S.
Đặc điểm : Cực G với D luôn cách điện, cực G với S luôn cách điện. Những trường hợp đo giữa các cực này kim lên là mosfet bị chập hoặc bị dò. Để xác định chân của Mosfet, anh em xoay 2 chân mosfet về phía người mình. Bên trái là chân G, bên phải chân S và phía trên là chân D.
Cách đo mosfet gồm 2 cách : Đo chạm chập và kiểm tra chất lượng đèn Mosfet mainboard
1. Đo chạm chập : Khi đo chạm chập thì ta đo trực tiếp trên mainboard bằng cách chỉnh đồng hồ kim về thang X1 ôm ( hoặc thang đo Diod đối với đồng hồ số ).
- Que đỏ đặt ở D, que đen đặt ở S.
- Đảo chiều que đo, tức là que đỏ ở S, que đen ở D.
+ Nếu cả 2 chiều đo thấy : Một chiều kim lên một chút, còn 1 chiều kim lên gần hết thang đo => Đèn không bị chập chân D – S.
+ Ngược lại khi đo cả 2 chiều đồng hồ lên 0 ôm là đèn chập chân D – S.
2. Kiểm tra chất lượng đèn Mosfet : Để đo chất lượng đèn mosfet thì anh em phải tháo hẳn mosfet ra ngoài và để trên miếng giấy ( cách điện ) để đo, hoặc tháo 2 chân G, S ra khỏi mainboard.
Anh em đo 6 chiều que đo, chỉ 1 chiều kim đồng hồ lên là đèn mosfet còn tốt.
- Que đen đặt ở D, que đỏ đặt ở S.
- Que đen ở D, que đỏ chuyển qua G.
- Đảo chiều que đo cho que đỏ ở D, que đen ở S => Đồng hồ chỉ lên khi đặt ở đây.
- Que đỏ ở D, que đen ở G.
- Que đỏ ở G, que đen ở S.
- Que đỏ ở S, que đen ở G.
Các trường hợp sau là đèn Mosfet bị hỏng .
- Khi đo giữa G và S thấy có trở kháng thấp gần bằng 0 ôm => Là đèn bị dò hoặc chập G – S.
- Đo giữa G và D thấy có trở kháng thấp => Là đèn bị dò hoặc chập G – D.
- Nạp dương cho G để mở đèn. Nạp dương bằng cách để que đỏ ở S, que đen ở G. Sau đó giữ nguyên chân que đỏ ở S, đưa que đen lên chân D. Nếu kim đồng hồ lên 0 ôm là đèn dẫn tốt. Đèn không lên là đứt chân D – S.
- Nạp âm cho G để tắt đèn. Nạp âm bằng cách để que đen ở D, que đỏ G. Sau đó giữ nguyên que đen ở D, đưa que đỏ sang chân S. Nếu kim đồng hồ vẫn lên 0 ôm là chập D – S, ngược lại đồng hồ không lên là tốt.
Với các trường hợp đo bị chạm chập, hay bị dò thì anh em thay mosfet tương đương vào là được. Ví dụ mosfet ở mạch nguồn CPU thì thay mosfet bằng cách lấy từ main khác của nguồn CPU để thay. Cũng có 1 số con giống mosfet như : LM1117, APL1085, FAN1084, L1117… là ic ổn áp tạo điện áp 1.5v, 3v3 nếu không rõ thì anh em có thể kiểm tra sơ đồ chân bằng datasheet
Vậy là xong, anh em chịu khó thực hành làm theo 1 lát là nhớ. Do bài viết mình hướng dẫn quá chi tiết nên nhìn hơi rối. Chứ thực ra đo rất nhanh, mất khoảng 15 giây là xong ah. Chúc anh em thành công.
Rất hay cho người mới bắt đầu !