Hướng dẫn thay tụ cho mainboard

Giới thiệu sơ qua về tụ điện : Tụ điện là linh kiện điện tử được sử dụng để lọc nguồn, lọc nhiễu, dùng cho mạch tạo dao động. Trên mainboard thì gồm có 2 loại tụ gốm không phân cực và tụ hóa có phân cực. Tụ trên mainboard thường dùng để lọc nhiễu, dùng trong mạch dao động. Tụ thường dụng cho mạch vcore cpu, mạch cho chipset, mạch cho nguồn ram. Đây là hình ảnh main gigabyte bị phù tụ mạch nguồn ram, làm chết ic nguồn ram ( ic 8 chân).

mainboard bi phu tu
Nhận biết tụ bị phù trên mainboard

Tụ hóa bị khô hoặc bị phù làm cho máy chạy chập chờn lúc lên lúc không, máy đang chạy bị treo bị tắt. Hoặc thậm chí không lên làm chết ic. Thay tụ cho mainboard cần chú ý 3 thông số sau:

+ Cực âm và cực dương. Cần phải gắn đúng hướng tránh làm nổ tụ hoặc chết ic nguồn.

+ Điện dung của tụ điện tức là dung lượng mà tụ có thể chứa được, có thể thay loại điện dung cao hơn. Ký hiệu trên mainboard là μF (Micro fara)

+ Điện áp chịu đựng của tụ càng cao thì sẽ không bị đâm thủng, nếu thay tụ có điện áp thấp thì điện áp  sẽ đâm thủng tụ điện.

Trên mainboard thường có các loại tụ 6,3v điện dung 820μF, 6,3v điện dung 1000μF, 6,3v điện dung 1500μF, 16v điện dung 1500μF loại 16v thì gắn ở mạch 12v của nguồn vcore. Còn lại các nguồn khác từ 3,3v đến 1,2v thì gắn loại tụ 6,3v

Hướng dẫn thay tụ cho mainboard. Nếu tụ trên mainboard là 6,3v điện dung 820μF  thì có thể thay tụ 6,3v điện dung 1000μF,1500μF hoặc có thể cao hơn, miễn sao gắn vào main được là ok. Nhưng không được thay thấp hơn, nếu thay điện áp thấp hơn làm cháy tụ, thay điện dung thấp thì máy chạy chập chờn.

Để thay tụ cho mainboard thì nên dùng loại mỏ hàn lớn, công suất khoảng 65w, nếu có điều kiện thì mua máy hàn DC khoảng 300K về thay cho nhanh. Anh em cho nhựa thông và 1 cục chì lớn vào chân tụ bị phù để lấy ra.

Cách tháo tụ khỏi mainboard
Tháo tụ ra khỏi mainboard

Chú ý bỏ nhiều chì và nhựa thông sẽ lấy ra nhanh và tránh làm xước, hoặc đứt mạch trên main, mỏ hàn không được hàn nhựa,hàn nhựa làm cho mỏ hàn không hàn chì được nữa. Tụ sau khi lấy ra khỏi mainboard thì giống như hình dưới.

thay tu cho mainboard the nao
Tụ sau khi tháo khỏi mainboard, nhớ xem kỹ cực âm và dương

Trên mainboard thường có 1 màu trắng và không màu để phân biệt được cực – và +, có main thì màu trắng là + có main màu trắng là -. Còn trên tụ thì bên màu trắng là cực -. Như hình trên là main asus bên màu trắng là cực +. Trên tụ điện thì bên màu trắng là âm.Anh em cứ chú ý cực trên main và tụ để thay cho đúng.

Gắn tụ vào cũng như lúc tháo ra, sau khi thay tụ xong thì dùng xăng thơm vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra lại máy. Nếu bệnh nhẹ, sau khi thay xong thì máy đã chạy ổn định, nếu nặng thì chết IC mạch đó, anh em tiến hành thay ic là xong.

Chúc anh em thành công.

5/5 - (6 votes)

  • Article By :
    Thích chia sẻ tất cả những gì mình biết.

Random Posts

3 thoughts on “Hướng dẫn thay tụ cho mainboard

  1. Điện áp chịu đựng của tụ, càng cao thì chịu được dòng điện cao đi qua –> là SAI. Mỗi vật liệu trong kỹ thuật điện đều chịu được 1 điện áp tối đa đó là điện áp đánh thủng –> không liên quan gì đến dòng điện!

    Nếu thay tụ có điện áp thấp, dòng điện sẽ đâm thủng tụ điện.
    –> chính điện áp sẽ đánh thủng tụ điện chứ không phải dòng điện.

    Vài lời góp ý!!

  2. Thiếu rồi bạn ơi, trong mạch dao động vrm của mainboard khi thay tụ phải chính xác hoặc sai số 5-10% chỉ số điện dung (uf) của tụ gốc , nếu thay quá chênh lệch thì mạch sẽ ko chạy.
    Vd : tụ gốc 16v 270uf thay bằng tụ 16v 1000uf sẽ ko chạy do nạp xả quá chậm khiến cpu và ic dao động ko liên lạc dc với nhau.
    Tụ 6.3v 560uf thay bằng 6.3v 1500uf cũng tương tự như trên.
    Ngoài các tụ trong mạch dao động vrm trên, các vị trí khác trên main đều có thể thay thế tụ mà ko cần quan tâm chính xác chỉ số điện dung gốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*