Cách đo điện áp trên khe ram

Mỗi mainboard chạy các loại ram khác nhau, dòng mainboard sử dụng chipset 845 – 915 thường sử dụng ram DDR 1 (cũng có các loại mainboard Trung Quốc sử dụng chipset 915 nhưng vẫn chạy ram DDR2), các dòng chipset từ 945 trở lên sử dụng nguồn ram DDR 2, các dòng main sử dụng chipset G41 thì sử dụng ram DDR 3 (có 1 số main G41 vẫn dùng DDR2 nhé). Và hiện tại thông dụng nhất trong việc sửa chữa nhất là ram DDR 2.

Để thuận tiện trong việc sửa chữa mainboard máy tính, mình hướng dẫn cách đo điện áp trên khe ram theo cách nhanh nhất, dễ nhớ nhất. Vì trên khe ram có rất nhiều nguồn điện áp cấp vào (vcc) mỗi người có cách đo riêng, còn đây là cách của mình.

+ Đối với ram DDR 1 : Ram DDR1 có bus 133-400, có 184 chân và điện áp (vcc) trên ddr1 là 2,5V. Trên khe ram ddr1 có các chân điện áp như : chân số 7, 15, 22, 30, 38, 46…184. Và cách đo của mình là đo chân số 184, chân cuối cùng của khe ram ddr1. Nếu có 2,5v thì nguồn điện áp ram đã có.

do dien ap tren ddr1
Đo điện áp trên chân 184 khe ram DDR 1

Anh em chú ý khe ngắn và dài so với ngàm chống ngược, chân 184 nằm bên khe ngắn và nằm khác phía với chân số 1, thông thường trên khe ram co ghi chân số 1, 92, 93 và 184.

+ Đối với ram DDR 2 : Ram DDR 2 co bus ram 533, 667, 800, 1066. Nguồn điện áp cấp cho ram 2 là 1,8v, ram này có 240 pin (chân) và cũng có các chân cấp điện áp như : chân 51, 54, 170, 173, 236…

do dien ap ddr2
Đo điện áp trên khe ram DDR2 tại chân 184

Đối với ram DDR 2 thì rất dễ nhớ. Anh em nhìn kỹ khe ngắn và khe dài. Anh em đo vào chân số 184 bên cạnh ngàm chống ngược phía bên khe dài ( nằm bên tay trái ) Nếu có điện áp 1,8v là nguồn cấp cho ram đã ok. Hoặc có thể đo chân 236 cũng được, đếm từ chân 240 trở về là ok.

+ Đối với ram DDR 3 : Ram DDR3 có bus từ 1066, 1333, 1600. Ram này cũng có 240 chân như ram 2 nhưng điện áp cấp cho ram này chỉ có 1,5v và cũng có rất nhiều chân cấp điện áp.

Cách đo điện áp DDR3
Đo điện áp chân 170 khe ram DDR3

Với ram này anh em nhìn bên khe dài cách ngàm chống ngược 1 chân rồi đo. Ở đây cách đo của mình là đo vào chân 170 của khe ram (nằm bên tay phải, khe dài). Nếu đo có đủ điện áp 1,5v là nguồn điện áp cấp cho ram đã tốt.

Trên đây là cách đo điện áp khe ram ddr1, 2, 3 mà mình thường sử dụng, anh em chú ý nhận biết được chân số 1 nằm ở hướng nào là được, vì có 1 số main có khe dài nằm bên trái, main thì có khe dài nằm bên phải. Anh em cứ đo như 3 hình trên là ok. Chúc anh em thành công.

5/5 - (5 votes)

  • Article By :
    Thích chia sẻ tất cả những gì mình biết.

Random Posts

9 thoughts on “Cách đo điện áp trên khe ram

  1. cho e hoi do dien ap cua ram chi dong ho do chinh ve bao nhieu và que mau den co de chsm mass k ạ

    1. Bạn chỉnh đồng hồ về thang 10V, vì trên khe Ram điện áp cao nhất cũng chỉ 2,5v cho Ram DDR. Khi đo điện áp thì que đen luôn phải đặt ở mass và que đỏ đặt vào vị trí cần đo

      1. anh cho em hoi them ngoai ti xiu la canh do điện áp của con mosfet đo như thế nào được k ạ?và chỉnh thang đo như thế nào ạ?

  2. cach do dien ap cua mosfet cap cho cpu va VRM? đo vào chân nào ạ?chỉnh thang đo ntn ạ?và điện áp bao nhiệu là bình thường ạ,bao nhiêu thì bị chập…trả lời giúp e với a…tks nhiều ạ

  3. main minh đo không có chân nào có 1.8v hết, v làm sao để sửa khe ram hả ad?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*