Những bệnh thường gặp ở bộ nguồn

Bộ nguồn máy tính là thiết bị cung cấp điện cho tất cả các thiết bị trên máy tính hoạt động.Cung cấp điện áp cho nguồn vcore cpu,cung cấp cho các chipset,các linh kiện trên máy tính,card màn hình,cung cấp điện áp 5v và 12v cho cho ổ cứng,ổ DVD.Nếu bộ nguồn không hoạt động thì kéo theo các thiết bị khác không hoạt động hoặc hoạt động chập chờn.

Bộ nguồn tên tiếng anh là power supply unit ( viết tắt PSU ) gọi là đơn vị cung cấp điện năng. Bộ nguồn ATX có các thương hiệu như Acbel, Arrow, cooler master, SD…Với các loại công suất như 400w, 450w, 650w…Nhưng thường thì những công suất này không đúng như trên tem ghi. Bộ nguồn gồm có loại 24 pin và 20 pin ( chân cắm)  và chân 4 pin hoặc 6 pin cấp điện áp cho cpu, và có chân 6 pin cấp điện áp cho card đồ họa với các màu khác nhau như : chân vàng= 12v, chân đỏ = 5v, chân cam=3v3, chân xanh lá để kích nguồn chân đen là chân mass, chân màu tím là nguồn cấp trước 5v, chân màu nâu(xám) là chân pw good ( báo tín hiệu ok ).

Điện áp trên chân nguồn
Các màu trên jack cắm nguồn.

Để kiểm tra nguồn còn chạy hay không. Anh em cắm điện vào, dùng 1 sợi dây đồng, hoặc là dây chì nối tắt chân màu xanh lá ( ps-on) và chân mass ( chân com, chân màu đen), thường là chân số 14 và 16. Nếu quạt quay thì nguồn còn tốt (chưa nói đến những bệnh khác, có bệnh quạt vẫn quay nhưng máy không lên), cách này dùng để loại trừ trường hợp bật máy tính quạt không quay. Có nhiều loại nguồn tốt như Acbel có mạch bảo vệ khi nối tắt 2 chân này quạt cũng không quay ( nguồn đang tốt) để quạt quay thì cần gắn thêm 1 thiết bị ngoại vi như ổ cứng, ổ cd, dvd.

Những bệnh thường gặp ở bộ nguồn
Nối chân màu xanh và đen lại với nhau

Những bệnh thường gặp ở bộ nguồn gồm có :

  1. Nguồn bị sụt áp  hay còn gọi là bị phù tụ, khô tụ : Bệnh này thường làm cho máy chập chờn như khởi động không lên hình, máy khởi động nhưng không nhận ổ cứng, máy chạy 1 lát tự khởi động lại hoặc tự tắt,những trường hợp này nên kiểm tra bộ nguồn đầu tiên. Bệnh này chỉ cần thay tụ là hết.
  2. Kích nguồn quạt không quay,hoặc quay vài vòng rồi tắt : Trường hợp này thì có nhiều nguyên nhân. Phải rành về điện tử mới có thể sửa được. Vì trong phạm vi bài viết mình chỉ giới thiệu về các bệnh của nguồn thôi.Bệnh này thì thường do mất điện áp 5v ở chân màu xanh làm không kích được nguồn, mất điện áp 5v stb, chết ic dao động, ic bảo vệ, chập mosfet, đứt cầu chì…
  3. Kích nguồn quạt quay nhưng không lên : Bệnh này thường do mất điện áp pw good ở chân màu nâu, chết ic dao động hoặc ic bảo vệ.

Khi kiểm tra thấy máy không kích nguồn được, chạy 1 lát rồi tắt, hoặc kích được nguồn nhưng máy không lên hình thì anh em nên kiểm tra bộ nguồn đầu tiên. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về những bệnh thường gặp ở bộ nguồn và cách sửa, các bạn có thể ghé trang hocnghetructuyen.vn để tham khảo.

5/5 - (6 votes)

  • Article By :
    Thích chia sẻ tất cả những gì mình biết.

Random Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*