Cách thay board cao áp đa năng

Thông thường khi laptop bị lỗi board cao áp, hoặc cháy bóng cao áp trên màn hình. Máy vẫn khởi động bình thường nhưng màn hình bị đen và phải nhìn thật kỹ mới thấy được chữ. Đối với anh em sửa laptop lâu  năm có đầy đủ board cao áp ,màn hình, bóng cao áp để test thì sửa pan này rất nhanh. Nhưng đối với anh em mới ra nghề hoặc những người không có nhiều xác laptop để test nên việc kiểm tra cũng gặp rất nhiều khó khăn. Để kiểm tra đúng bệnh và mua đúng linh kiện thể thay thế là rất cần thiết.

Trước tiên khi máy khởi động mà màn hình đen thui, nhìn kỹ mới thấy chữ thì anh em cần kiểm tra bóng cao áp trước tiên. Để kiểm tra board cao áp còn hoạt động hay không thì anh em cần làm các bước sau :

  1. Tháo màn hình ra,rút jack nối bóng cao áp ra khỏi màn hình .
  2. Dùng 1 bóng cao áp rời, có thể lấy từ màn hình bể, màn hình bị sọc…Và phải chắc chắn rằng bóng đó còn hoạt động tốt.
  3. Cắm bóng cao áp vào jack của board cao áp và khởi động máy lên.

Sẽ có 2 trường hợp xảy ra : Là bóng cao áp sáng và không sáng.Nếu bóng cao áp sáng thì màn hình của bạn đã bị cháy bóng cao áp,chỉ cần thay bóng cao áp trên màn hình là xong.Trường hợp 2 là bóng cao áp không sáng thì máy bạn hư board cao áp hoặc mất nguồn điện đưa lên board cao áp (vì bóng cao áp để test còn sống). Chú ý quan trọng nguồn điện cấp cho bóng cao áp rất cao từ 500 – 1000V  không làm chết người nhưng đụng vào làm bạn bị giật mình và xui thì làm bể cái màn hình, hoặc máy của khách ,nên cần cẩn thận khi kiểm tra.

Khi kiểm tra thấy board cao áp bị hư thì anh em tiến hành thay board cao áp. Đối với anh em có nhiều xác máy thì chỉ cần lấy từ xác máy khác thay qua là xong, đối với anh em ít xác máy hoặc không có (như bản thân mình đây) thì cần phải mua board cao cáp đa năng. Board cao áp đa năng hầu như thay được cho tất cả các dòng máy, nó có dải điện áp rộng từ 9v -20v.Và cần phải đo đạc và hàn.

thay board cao áp đa năng
Mặt trước và mặt sau board cao áp đa năng laptop

+Trên board cao áp đa năng có 4 pin vào và 2 chân ra bóng cao áp (có nguồn điện áp vài trăm vol )

  • V-in 5v hoặc 9v-20v. Chân này nối ra 1 cầu chì trên board cao áp, xác định chân này bằng cách đo thông mạch với cầu chì nằm bên cạnh đó cũng được.
  • Chân GND chân mass.
  • Chân on/off tắt mở cao áp,chân này có điện áp 3v3
  • Chân adj điều chỉnh độ sáng tối,chân này có điện áp từ 0 – 5V. Nếu không hàn chân này vào thì lúc khởi động màn hình sẽ sáng trước sau đó mới thấy chữ.

+Dây nối vào board cao áp của máy zin ( chưa thay thế) thường có 6 sợi dây hoặc 5 sợi hoặc nhiều sợi, tùy theo máy.

  • 2 dây màu đỏ là V-in.
  • 2 dây màu đen là GND (chân nối mass).
  • 2 dây còn lại là dây xanh nối chân on/off (En), dây vàng nối chân adj.Hoặc có thể là màu cam và trắng.

Để chắc chắn thì anh em bật máy lên chỉnh đồng hồ đo về thang đo vol, que đen kẹp vào mass, que đỏ vào các chân trên dây cắm và đo từng chân 1 chân nào có điện áp 9-20v thì đó là chân V-in, chân 3v3 là on/off.Chân 5v là adj, chân 0v là chân mass.Rồi tiến hành hàn vào board đa năng là được.

+Trường hợp đo vào chân adj và chân on/off đều có 3v3 thì cần dùng phương pháp loại trừ.2 chân V-in và mass thì dễ tìm và hàn vào board là xong.Còn lại chân adj và on/off thì cần dùng phép loại trừ bằng cách nối 1 sợi dây vào chân on/off rồi khởi động,máy vẫn không sáng đèn thì chân đó là chân adj,còn nếu sáng đèn thì chân đó là chân on/off sau đó câu dây còn lại vào là được.

+Để xác chính chân on/off cũng đơn giản khi bạn có cái board y chang và đang con hoạt động (ví dụ máy đó của mình đang còn chạy,chỉ lấy ra để thử).Xác định chân on/off trên board cao áp bằng cách :

  • Tháo màn hình máy có board cao áp còn sống ra.
  • Cắm nguồn điện vào laptop, không bật máy nhé.
  • Chỉnh đồ hồ kim về thang X1 ôm, que đỏ cắm vào mass, que đen cắm vào chân on/off hoặc adj. Nếu chân nào mà đèn cao áp sáng lên thì chân đó là chân on/off.
xác định chân on/off board cao áp
Dùng đồ hồ kim kiểm tra chân on/off trên board cao áp

Đó là cách xác định board cao áp, bóng cao áp còn sống hay chết. Ngoài ra còn có trường hợp lỗi chip SIO, chip nam hoặc mất điện áp 19v, 3v3 cấp cho board làm bóng không sáng ( nhưng trong bài viết chỉ hướng dẫn cách thay board cao áp đa năng khi chip và điện áp đều tốt). Chúc anh em thành công.

5/5 - (15 votes)

  • Article By :
    Thích chia sẻ tất cả những gì mình biết.

Random Posts

6 thoughts on “Cách thay board cao áp đa năng

  1. cho em hỏi đó là khi nối dây ạ? máy em chỉ 5 dây, 2 đen 2 đỏ và 1 trắng thì nối sao ạ? anh chỉ cho em cách nối lên bo được không? em xin cám ơn

  2. anh có nói là có dây màu xanh (vàng) thì nối on/off nhưng máy em lại không có vậy bỏ trống chân on/off trên bo được không?

    1. Bác đo thử chân màu trắng phải 3,3V không ? phải có chân on/off nhé
      Để xác chính chân on/off cũng đơn giản khi bạn có cái board y chang và đang con hoạt động (ví dụ máy đó của mình đang còn chạy,chỉ lấy ra để thử).Xác định chân on/off trên board cao áp bằng cách :

      Tháo màn hình máy có board cao áp còn sống ra.
      Cắm nguồn điện vào laptop, không bật máy nhé.
      Chỉnh đồ hồ kim về thang X1 ôm, que đỏ cắm vào mass, que đen cắm vào chân on/off hoặc adj. Nếu chân nào mà đèn cao áp sáng lên thì chân đó là chân on/off.

        1. Được bác ah.Nếu không tìm ra.Bỏ trống thì sẽ không chỉnh được sáng tối và lúc khởi động đèn sẽ sáng trước

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*